[Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
5 posters
Page 1 of 1
[Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
A.TOÁN HỌC
I. Toán học Ai Cập cổ đại:
Toán học Ai Cập là ám chỉ toán học được viết dưới tiếng Ai Cập.
Toán học Ai Cập cổ đại được đánh dấu bởi nhân vật truyền thuyết Thoth, người được coi là đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, hệ thống chữ số, toán học và thiên văn học, là vị thần của thời gian.
Từ thời kì Hy Lạp hóa, tiếng Hy Lạp đã thay thế tiếng Ai Cập trong ngôn ngữ viết của các nhà học giả Ai Cập, và từ thời điểm này, toán học Ai Cập hợp nhất với toán học Hy Lạp và Babylon để phát triển toán học Hy Lạp. Nghiên cứu toán học ở Ai Cập sau đó được tiếp tục dưới Đế chế Arab như là một phần của toán học Hồi giáo, khi tiếng Ả Rập trở thành ngôn ngữ viết của các nhà học giả Ai Cập.
Văn tự toán học cổ nhất tìm được cho tới nay là giấy cói Moskva, một văn tự bằng giấy cói của Vương quốc giữa Ai Cập vào khoảng 2000—1800 mà ngày nay ta gọi là "bài toán chữ", rõ ràng là chỉ để giải trí. Một bài toán được coi là quan trọng ở mức nói riêng bởi nó đưa ra phương pháp tìm thể tích của một hình cụt: "Nếu bạn biết: một hình chóp cụt có chiều cao 6, diện tích đáy lớn 4, diện tích đáy nhỏ 2. Bạn sẽ bình phương số 4 này, được 16. Bạn sẽ nhân đôi 4, được 8. Bạn sẽ bình phương 2, được 4. Bạn sẽ cộng 16, 8, và 4 được 28. Bạn sẽ lấy một phần ba của 6, được 2. Bạn nhân 28 với 2 được 56. Và 56 là số bạn cần tìm."
Giấy cọ Rhind
Giấy cọ Rhind (khoảng 1650 TCN) là một văn bản toán học Ai Cập quan trọng khác, một hướng dẫn trong số học và hình học. Cùng với việc đưa ra các công thức diện tích và phương pháp nhân, chia và làm việc với phân số đơn vị, nó cũng chứa các bằng chứng về các kiến thức toán học khác bao gồm hợp số và số nguyên tố; trung bình cộng, trung bình nhân và trung bình điều hòa; và hiểu biết sơ bộ về sàng Eratosthenes và số hoàn hảo. Nó cũng chỉ ra cách giải phương trình tuyến tính bậc một cũng như cấp số cộng và cấp số nhân.
Cũng vậy, ba thành phần hình học có trong giấy cọ Rhind nói đến những kiến thức đơn giản nhất của hình học giải tích: (1) Đầu tiên và quan trọng nhất, làm thế nào để xấp xỉ số π chính xác tới dưới một phần trăm; (2) thứ hai, một cố gắng cổ đại trong việc cầu phương hình tròn; (3) và thứ ba, sự sử dụng sớm nhất từng biết về lượng giác.
Cuối cùng, giấy cọ Berlin cũng cho thấy người Ai Cập cổ đại có thể giải phương trình đại số bậc hai.
Những thành tựu toán học của người Ai Cập cổ là :
_ Đã biết sử dụng hệ thống ghi số xác định ( thập phân tượng hình ) tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm tính vớ mọi số nguyên. Kĩ thuật tính toán dựa trên phép cộng.
_ Biết sử dụng phân số với công cụ là kèm thêm một số phân số đặc biệt Từ đó xác đinh phép chia bằng cách coi . Chẳng hạn chuyển phép chia 2:9 về phép cộng .
_ Đã biết phép giải phương trình tuyến tính dạng .
Như vậy ở Ai Cập cổ từ 4000 năm trước công nguyên đã tích lũy được một số yếu tố của toán học như một khoa học. Toán học mới chỉ được tách ra từ thực tiễn, vẫn còn phụ thuộc vào nội dung của bài toán. Các quy tắc mang nặng tính thực nghiệm . Các phương pháp giải chưa thống nhất ( ví dụ số được lấy với nhiều giá trị khác nhau :3; (16/9)^2; 3,1605...)
Song có thể nói vào thời kì xa xưa này khoa học nói chung trong đó có toán học đã phát triển đến một trình độ khá cao ở Ai Cập ( bằng chứng là các Kim Tự Tháp và hầm mộ cổ còn lại đến ngày nay).
II. Toán học Lưỡng Hà cổ đại
Toán học Babylon là ám chỉ bất kì nền toán học nào thuộc về cư dân Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) từ buổi đầu Sumer cho đến đầu thời kì Hy Lạp hóa. Nó được đặt tên là toán học Babylon là do vai trò trung tâm của Babylon là nơi nghiên cứu, nơi đã không còn tồn tại sau thời kì Hy Lạp hóa. Các nhà toán học Babylon đã trộn với các nhà toán học Hy Lạp để phát triển toán học Hy Lạp. Sau đó dưới Đế chế Arab, Iraq/Lưỡng Hà, đặc biệt là Baghdad, một lần nữa trở thành trung tâm nghiên cứu quan trọng cho toán học Hồi giáo.
Đối lập với sự thiếu thốn nguồn tài liệu của toán học Hy Lạp, sự hiểu biết về toán học Babylon của chúng ta là từ hơn 400 miếng đất sét khai quật được từ những năm 1850. Viết bằng kí tự Cuneiform, các miếng đất sét này được viết trong khi đất sét còn ẩm, và được nung cứng trong lò hoặc bằng nhiệt từ Mặt Trời. Một số trong đó có vẻ là bài tập về nhà.
Bằng chứng sớm nhất về các văn tự toán học là từ thời những người Sumer cổ đại, những người đã xây nên nền văn minh sớm nhất ở Lưỡng Hà. Họ đã phát triển một hệ đo lường phức tạp từ 3000 TCN. Khoảng 2500 TCN trở về trước, người Sumer đã viết những bảng nhân trên đất sét và giải các bài tập hình học và các bài toán chia. Dấu vết sớm nhất của hệ ghi số Babylon cũng là trong khoảng thời gian này.
Một lượng lớn các tấm đất sét đã được phục hồi là vào khoảng 1800 TCN tới 1600 TCN, và bao gồm các chủ đề về phân số, đại số, phương trình bậc ba và bậc bốn, các tính toán về các bộ ba Pythagore. Các tấm này cũng bao gồm cả bảng nhân, bảng lượng giác và các phương pháp giải phương trình tuyến tính và phương trình bậc hai. Tấm đất sét YBC 7289 đã đưa ra một xấp xỉ của số √2 chính xác tới năm chữ số thập phân.
Toán học Babylon được viết bằng hệ cơ số 60. Do việc này mà ngày nay ta sử dụng 60 giây trong một phút, 60 phút trong một giờ và 360 (60 × 6) độ trong một vòng tròn. Các tiến bộ của người Babylon trong toán học phát triển dễ dàng bởi số 60 có rất nhiều ước số. Cũng vậy, không giống người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, người Babylon có một hệ ghi số với cách viết số chia theo hàng, trong đó các chữ số viết ở cột bên trái thể hiện giá trị lớn hơn, giống như hệ thập phân. Thế nhưng họ lại thiếu một kí hiệu tương đương của dấu thập phân, và do đó hàng trong cách viết số thường được suy ra từ ngữ cảnh.
Thành tựu toán học Babilon chủ yếu gồm :
_Sử dụng hệ thống ghi số theo vị trí : xen lẫn cơ số 60 và cơ số 10.
_Xây dựng nhiều quy tắc tính toán thực hành, lập ra các bảng tính toán sẵn ( nhân , chia, binh phương, lập phương, khai căn bậc hài và bậc 3...).
_Giải được các bài toán tỉ lệ %, các phương trình bậc 1, một số phương trình bậc 2 và bậc 3 như :
_Tính được các tổng tìm được công thức xác định bộ 3 số Pitago.
_Về hình học cũng đạt được những kết quả tương tự như ở Ai Cập: các phép tính về diện tích đa giác và thể tích các đa diện thông thường.
_Phát triển các kiến thức về thiên văn và tam giác lượng: tích gần đúng thể tích ...lập bảng cá tỷ số thực nghiệm thiên văn, bảng tỷ số lượng giác...
Bảng tính vạch trên đất sét YBC 7289 với chú giải chữ số hiện đại
III. Toán học Ấn Độ cổ đại
Toán học Vedic bắt đầu vào đầu thời kì Đồ Sắt, với Shatapatha Brahmana (khoảng thế kỉ 9 TCN), trong đó có xấp xỉ số π chính xác tới 2 chữ số thập phân và Sulba Sutras (khoảng 800-500 TCN) là các văn bản hình học sử dụng số vô tỉ, số nguyên tố, luật ba, và căn bậc ba; tính căn bậc hai của 2 tới năm chữ số thập phân; đưa ra phương pháp cầu phương hình tròn, giải phương trình tuyến tính và phương trình bậc hai; phát triển bộ ba Pythagore theo phương pháp đại số, phát biểu và nêu chứng minh cho Định lý Pythagore.
Giữa năm 400 TCN và 200 SCN, các nhà toán học Jaina bắt đầu nghiên cứu toán học với mục đích duy nhất cho toán học. Họ là những người đầu tiên phát triển transfinite number, lý thuyết tập hợp, logarit, các định luật cơ bản của lũy thừa, phương trình bậc ba, phương trình bậc bốn, dãy số và dãy cấp số, hoán vị và tổ hợp, bình phương và lấy xấp xỉ căn bậc hai, và hàm mũ hữu hạn và vô hạn
Các nhà toán học Ấn Độ cổ đại là những người tiên phong trong việc sử dụng tính toán các ẩn số đại số để sử dụng trong các tính toán thiên văn bằng lượng giác.
IV. Toán học Trung Quốc cổ đại
Bắt đầu từ thời nhà Thương (1600 TCN— 1046 TCN), toán học Trung Quốc sớm nhất còn tồn tại bao gồm các số được khắc trên mai rùa [3] [4]. Các số này sử dụng hệ cơ số 10, vì vậy số 123 được viết (từ trên xuống dưới) bằng một kí hiệu cho số 1 rồi đến một kí hiệu hàng trăm, sau đó là kí hiệu cho số 2 rồi đến kí hiệu hàng chục, sau đó là số 3. Đây là hệ cơ số tiến bộ nhất trên thế giới vào thời điểm đó và cho phép tính toán được thực hiện bởi bàn tính.
Ở Trung Quốc, vào 212 TCN, vua Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt tất cả sách trong nước. Cho dù lệnh này không được tuân thủ hoàn toàn, nhưng ta vẫn biết rất ít về toán học Trung Hoa cổ đại.
Từ triều Tây Chu (từ 1046), công trình toán học cổ nhất còn tồn tại sau cuộc đốt sách là Kinh Dịch, trong đó sử dụng 64 quẻ 6 hào cho mục đích triết học hay tâm linh. Các hào là các bộ hình vẽ gồm các đường gạch đậm liền hoặc đứt nét, đại diện cho dương và âm.
Sau cuộc đốt sách, nhà Hán (202 TCN) - 220 đã lập các công trình về toán học có thể là phát triển dựa trên các công trình mà hiện nay đã mất. Phần quan trọng nhất trong số đó là Cửu chương toán thuật, tiêu đề của nó xuất hiện trước 179 SCN, nhưng là nằm trong các tiêu đề khác tồn tại trước đó. Nó bao gồm 264 bài toán chữ, chủ yếu là nông nghiệp, thương nghiệp, áp dụng của hình học để đo chiều cao và tỉ lệ trong các chùa chiền, công trình, thăm dò, và bao gồm các kiền thức về tam giác vuông và số π. Nó cũng áp dụng nguyên lí Cavalieri về thể tích hơn một nghìn năm trước khi Cavalieri đề xuất ở phương Tây. Nó đặt ra chứng minh toán học cho Định lý Pythagore, và công thức toán học cho phép khử Gauss. Công trình này đã được chú thích bởi Lưu Huy (Liu Hui) vào thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên.
Các công trình toán học của nhà thiên văn học, nhà phát minh Trương Hành (Zhang Heng, 78-139) đã có công thức cho số pi, khác so với tính toán của Lưu Huy. Trương Hành sử dụng công thức của ông cho số pi để tính thể tích hình cầu V theo đường kính D.
V= D3 D3 = D3
Người Trung Quốc cũng sử dụng biểu đồ tổ hợp phức còn gọi là 'hình vuông thần kì', được mô tả trong các thời kì cổ đại và được hoàn chỉnh bởi Dương Huy (1238-1398).
Tổ Xung Chi (Zu Chongzhi) (thế kỉ 5) vào thời Nam Bắc Triều đã tính được giá trị của số π chính xác tới bảy chữ số thập phân, trở thành kết quả chính xác nhất của số π trong gần 1000 năm.
_Số âm được đề cập đến trong bảng cửu chương từ thời nhà Hán, 200TCN
_Định lý nhị thức và tam giác Pascal được Yang Hui nghiên cứu từ thế kỷ 13
_Ma trận được người Trung Quốc nghiên cứu và thành lập bảng ma trận từ những năm 650 TCN
B. KIẾN TRÚC
I. Kiến trúc Ai Cập cổ
1. Giới thiệu chung:
Các chữ tượng hình Ai Cập có liên quan đến các công trình kiến trúc
Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.
Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các vua, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nil. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nil nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.
Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.
2. Một số kiểu kiến trúc tiêu biểu:
Kim tự tháp
Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "mummy" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.
Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên.
Kim tự tháp Djoser
Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạng sông Nin, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.
Kim tự tháp Meidum sừng sững tại Bein Sueif, cách Cairo 70 km về phía nam. Đây là kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập có hầm an táng nằm phía trên mặt đất.
Đền thờ
Những đền thờ Ai Cập cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời. Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ vua. Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái của một số người nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính thần bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn.
Mặt bằng đền Luxor
Ngôi đền thờ thần Osiris
Tháp ở đền Karnak
NHÀ Ở
Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, nhiều loại hình nhà ở được thấy ở thành Telel Amarna. Có ba loại nhà chính sau :
_Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng.
_Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố.
_Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới.
2. Kiến trúc Lưỡng Hà cổ
Kiến trúc của người Sumer
Các cư dân người Sumer đầu tiên đã định cư ở Lưỡng Hà và xây dựng nên nền văn minh ở đây vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cho đến thời đại Babylon. Kiến trúc của vùng Lưỡng Hà thường được xem như bắt đầu với sự hình thành các thành phố của người Sumer và sự sáng tạo nên chữ viết và khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì Protoliterate là chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch-bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có kiểu bậc thang xoáy trôn ốc. Mỗi thành phố đều có một hoặc một số Ziggurat. Dấu vết còn lại đã chứng minh đó là những công trình kiến trúc bằng đất nện, bên ngoài có xây một lớp gạch. Ziggurat còn lại ở thành phố Ur là chứng tích nổi tiếng nhất của loại hình kiến trúc này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN, có kích thước đáy 65 x 43 m, tầng một cao 9,75 m, tầng hai có kích thước 347 x 23 m, cao 2,5 m, chiều cao tầng trên cùng khoảng 21 m. Ngoài Ziggurat ở Ur, người ta còn tìm thấy dấu vết các Ziggurat khác ở Uruk, Eridou, Ninive và tạo dựng lại cả hình ảnh Ziggurat ở Babilon. Nhìn chung, các Ziggurat có từ ba đến bảy bậc, mỗi tầng được trang trí một màu khác nhau, tượng trưng cho một ngôi sao thờ.
Các ngôi đền điển hình của thời kì Protoliterate, bất kể dạng nền bằng hoặc dạng nền nâng cao được xây dựng tỉ mỉ hơn trong mặt bằng và các chi tiết trang trí. Tường nội thất thường được trang trí bằng các họa tiết hoặc hình mẫu khảm bằng đất nung màu sáng hoặc được mạ đồng. Ở cổng vào các thành phố của người Sume ở Uruk (ngày nay là Tall al-Warka, Iraq) thường có các cột được trang trí theo cách đó. Trong nội thất các tường nền bằng được trang trí với các tranh tường miêu tả các sự tích thần thánh như ở Uqair
Mô phỏng một Ziggurat
Ziggurat
Do vùng bình nguyên Tigris-Euphrates không có khoáng vật và cây cối lớn, các cấu trúc của người Sumer thường là từ gạch bùn dạng lồi (plano-convex mudbrick). Gạch lồi này được sản xuất từ đất nung hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Viên gạch có hình dạng với mặt dưới phẳng, mặt trên có dạng chỏm cầu. Người ta sử dụng sử dụng bùn làm vữa kết dính trong kết cấu xây dựng mà không dùng đến xi măng. Để tạo được độ ổn định cho kết cấu, người ta đặt một hàng gạch phẳng xuống đáy của mỗi hàng gạch. Phần lỗ thủng giữa các viên gạch được trét bằng nhựa cây, rơm, sậy và cỏ dại.
Do xây dựng bằng bùn đất, các công trình bằng cuối cùng sẽ bị hư hỏng, do vậy người Sumer phải phá hủy định kì, san phẳng và xây dựng lại trên cùng một địa điểm. Chu kì tái xây dựng các công trình trên cùng một địa điểm dần dần đã nâng cao cốt nền chung của toàn thành phố hơn vùng bình nguyên xung quanh thành các đồi. Các đồi này được tìm thấy ở khắp vùng Cận Đông. Các cuốn sách Sumer cổ đại (cylinder seals) cũng miêu tả quá trình xây dựng từ cây sậy, không giống với những công trình được xây dựng ở vùng đầm lầy Ả rập phía nam Iraq ngày nay. Các ngôi đền và cung điện của người Sumer được xây dựng bằng các vật liệu và kỹ thuật tiên tiến hơn, ví dụ như trụ tường, hõm tường, bán cột và nền đất sét.
Kiến trúc Babylon
Cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, lợi dụng sự suy sụp của Lưỡng Hà, hai tộc người Elam và người Amorites xâm lược tàn phá và cướp bóc. Người Amorites xây dựng hai quốc gia về phía Nam của Lưỡng Hà là Ixine và Laxa; ở phía Bắc của Lưỡng Hà cũng hình thành các quốc gia Esnunna và Marie. Đến lượt các quốc gia trên tranh giành và gây chiến với nhau liên miên, gây nên cảnh đổ nát hoang tàn.
Vào khoảng đầu thế kỷ XIX trước Công Nguyên, người Amorites thống nhất Bắc Lưỡng Hà và hình thành quốc gia cổ Babylon (khác với Tân Babylon sau này) và họ đã thống nhất được khu vực Lưỡng Hà. Quốc gia Babylon cổ nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu.
Sự cường thịnh và hùng mạnh đạt đến cao điểm vào thời kỳ 1792-1750 trước Công Nguyên, dưới triều đại vua Hammourabi. Nhà nước cổ Babylon thống nhất trên một diện tích lãnh thổ toàn bộ Lưỡng Hà và bị suy sụp vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên bởi người Catsites nổi dậy và làm chủ hầu hết lãnh thổ của Babylon.
Kiến trúc Babylon là tinh hoa pha trộn và sáng tạo của các luồng kiến trúc Địa Trung Hải và văn minh sông Hằng xa xôi. Thành phố Babylon được bao quanh bởi một bức tường màu vàng dài 13 km và có 300 tháp canh. Đỉnh cao và chiếm về mức độ vĩ đại là một trong bảy kỳ quan cổ của người Babylon: Vườn treo Babylon.
Kỳ quan thế giới này được NebuchADnezzar xây dựng vào khoảng năm 605-562 TCN. Ông coi đó như một món quà dành cho người vợ, một người đã trưởng thành trong vùng đất quanh Media, khao khát cảnh núi rừng hùng vĩ. Những đường rãnh hùng vĩ cùng các vòi phun nước theo phong cách boroque treo lơ lửng trên các mái vòm đan xen nhau, điều tuyệt diệu trong phong cách núi rừng của đất nước Iran được chuyển về vùng đồng bằng Mesopotamia ảm đạm - Vườn treo Babylon kết hợp trình độ bậc thầy về kỹ thuật với giấc mộng trữ tình. Sử gia có uy tín, người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một người dân thành Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng, NebuchADnezzar (605-562 TCN) xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng. Theo lời Berossus, cây cối được trồng tại đây, cái được gọi là vườn treo, nhằm làm vui lòng một vị hoàng hậu. Một trong số những thành tích của NebuchADnezzar, theo Berossus biết, mô tả cung điện mới của nhà vua như sau: cung điện cao như núi, một phần xây dựng bằng đá, nghe nói chỉ trong 15 ngày là hoàn tất. Không nêu cụ thể một khu vườn nào cả, nhưng các cung điện chỉ chăm sóc có một khu vườn.
Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7m và cách nhau 3m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì. Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới. Một giả thuyết thứ hai cho rằng, có đến 20 vách tường chống. Một giả thuyết thứ ba lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình.
Vì có những mô tả trái ngược nhau, một số tỏ ra ngờ vực liệu vườn treo có thật hay không. Tuy không có một đề cập đến bất cứ đặc điểm kiến trúc nào, ngoại trừ các thân cây không bị mục rữa, quả đáng ngạc nhiên. Du khách Hy Lạp chắc hẳn đã chứng kiến việc đưa cây cối lên cao, và chúng ta có thể tìm kiếm những gì còn lại trong đống đổ nát hiện tại theo cách hợp pháp. Nhưng thật không may, các cung điện ở Babylon đã bị những người háo hức tận dụng những viên gạch nung tráng lệ tàn phá hàng ngàn năm trước. Ngày nay chỉ còn lại phần nền móng mà thôi. Những người thám hiểm ban đầu tìm kiếm các khu vườn trong Cung điện mùa hè trên cao, diện tích khoảng 180 m2, cùng với việc kết hợp các giếng nước công phu, nhưng vẫn không đủ không gian dành cho các bãi đất hình bậc thang và cây cối. Một nhà khảo cổ đã xác định vị trí của khu vườn nằm phía trên một số mái cong dạng vòm mà ông phát hiện nằm ở Cung điện phía Nam, lại một lần nữa cũng có các giếng nước, cái mái dạng vòm còn là nền móng của một khu vực hành chánh, cũng có thể là một nhà lao. Bất kỳ ai tìm kiếm mặt bằng tầng trệt thuộc khu vực cung điện sẽ nhận thấy các cung điện phía Bắc và phía Nam nằm bên sườn hướng Bắc và Tây, gắn với Euphrates, bằng các công trình nào trong số này cũng đều có các khu vườn tạo hình bậc thang, có lẽ gây ấn tượng nhất là công trình phụ phía Tây. Phần bao quanh này, có diện tích khoảng 190 x 80 m, với các tường ngoài rộng khoảng 20 m, làm bằng gạch đặt trong lớp nhựa đường. Có nhiều căn phòng ở đầu phía Bắc, trong khi ở đầu phía Nam có một góc hình vuông, có lẽ cầu thang đặt trong một góc. Trong công trình độc đáo này, có thể người ta đã tạo hình một khu vườn hình vuông, gần bằng với kích thước yêu cầu, với các ngôi nhà nghỉ trong mùa hè cùng một khu núi non bộ tạo hình bậc thang. Nhưng vấn đề này chỉ được giải quyết qua những cuộc khai quật gần đây hoặc bằng một số tư liệu chưa tìm thấy từ thời vương triều Nebuchadnezzar. Cho đến lúc này, chúng ta có thể hình dung Vườn treo có các mái dạng vòm và vòi nước hoặc bằng bất cứ hình ảnh nào trong trí tưởng tượng.
3. Kiến trúc Ấn Độ cổ
Nền văn minh Ấn Độ khởi nguồn từ khoảng 7000 năm TCN, đỉnh cao là giai đoạn Harappa. Văn minh Harappa được coi là mở đầu cho nền văn minh đô thị đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ. Quy hoạch và kiến trúc xây dựng ở thành phố của nền văn minh này đều thể hiện sự tiên tiến và mang tính khoa học. Các con đường của thành phố Mohenjo Daro đều được bố trí theo hướng đông tây và nam bắc, rộng khoảng 10m, bằng phẳng và giao nhau, bên dưới có lắp đặt hệ thống thoát nước.
Các công trình kiến trúc nhà ở trong thành phố cổ đều được xây bằng gạch, có những bức tường cao đến 7.5m, các ngôi nhà cao thấp không bằng nhau, có ngôi nhà chỉ có 1 gian, cũng có những ngôi nhà lớn ngoài đại sảnh còn có rất nhiều phòng nhỏ. Phần lớn các ngôi nhà này đều có sân ở trước nhà và 1 cái cổng nhỏ. Ở giữa các khu nhà ở này nổi lên 1 tòa nhà với nhiều phòng khách và 1 công trình xây dựng kho dự trữ. Đây có thể là nơi mà các thủ lichx hoặc quốc vương sinh sống.
Bên cạnh đó, các ngôi nhà theo kiểu kiến trúc 2 tầng cũng xuất hiện rất nhiều. Tầng dưới người ta bố trí nhà bếp, phòng tắm, tầng trên dành cho phòng ngủ. Đây là những ngôi nhà có thiết kế đặc biệt chỉ dành cho những vua chúa. Tuy nhiên đến nay, người ta cũng rất khó xác định được trong số các tòa nhà đó, đâu là cung điện và đâu là thần điện.
Phần lớn các ngôi nhà này đều có giếng nước và phòng tắm vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra còn có cống thoát nước rất tiện lợi. Trên tường của các ngôi nhà này đều thiết kế máng nước trơn theo kiểu người Ai Cập., người dân thải rác bẩn theo máng nước đi xuống cống thoát nước. Chính hệ thống xử lí phức tạp này đã thể hiện sự phát triển của nền văn minh bấy giờ.
Người dân thành phố này rất coi trọng sự sạch sẽ. Trong thành phố có những nhà tắm công cộng rất lớn. Nó được thiết kế theo hình chữ nhật dài 40m, rộng 20m. Ở phía bắc và phía nam của bồn tắm, người ta xây dựng các bậc thềm và 1 vòi nước cao bằng đầu người. Nhà tắm còn có 1 cái bể lớn hình bầu dục, chủ yếu là để cung cấp nước cho bồn tắm . Dưới đáy bồn tắm và tưởng bao xung quanh được xây bằng gạch và trát bằng thạch cao, bên gnoài còn trát thêm nhựa đường và 1 lớp gạch. Như vậy sẽ không có hiện tượng bị rò rỉ nước. Ở phía bắc của phòng tắm lớn, người ta bố trí 1 dãy các phòng tắm. Mỗi phòng đều có 1 bể nhỏ chứa nước. Nhà tắm lớn này được coi là tiêu chí về sự sạch sẽ của người dân và cũng là công trình đầu tiên trong lịch sử.
Bên cạnh những đặc trưng về kiến trúc sinh hoạt, Ấn Độ cổ đại còn hình thành hệ thống kiến trúc tôn giáo hết sức hoàn mĩ. Đây là loại hình keién trúc tương đối đặc sắc.
Tháp Phật là đặc trưng của kiến trúc Phật giáo. Dạng kiến trúc này được bắt nguồn từ phong tục chôn người chết dưới đống đất đá của người Ấn Độ. Sau này phát triển thành cảnh giới tối cao của tín đồ Phật giáo tu hành – cõi Niết Bàn.
Tháp Sanchi ở Trung Ấn là tiêu biểu và nguyên thủy nhất trong 84000 thòa tháp giữ xá lợi Phật trên khắp Ấn Độ. Tháp được xây dựng bằng gạch ở thế kỉ III TCN. Thân tháp có hình bán cầu, đường kính khoảng 30m, cao khoảng 16m, trên đỉnh dựng 1 cái ô – tượng trưng cho tháp ngọc – tường vòng tròn bao xung quanh. Trên cửa lớn làm bằng đá có khắc câu chuyện của phật Thích Ca lúc còn sống. San chi có cả thảy 3 tòa tháp giống như vậy, chúng đều mang nét kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại. Cửa tháp Sanchi có khắc hình nữ quỷ rất đẹp, đầu trụ có hình sư tử hoang dã.
Tháp Sanchi
4. Kiến trúc Trung Quốc cổ
Đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc Trung Quốc cổ:
_Hệ thống khung gỗ hoàn chỉnh, phương thức kết cấu vật liệu phong phú.
_Hình thức đọc đáo của từng quần thể kiến trúc.
_Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc đại để rung động lòng người.
_Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc.
Kiến trúc thời Chiến Quốc, Tần, Hán (475 TCN – 221 SCN)
Hệ thống kiến trúc Trung Quốc từ thời thượng cổ đến thời Hán đã hình thành về cơ bản. Gạch và gỗ được phát triển hoàn chỉnh thành những loại vật liệu kiến trúc quan trọng về bố cục và kỹ thuật. Một số Công trình kiến trúc tiêu biểu ở thời kì này là: Thành Trường An, Vạn lý trường thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Thành Trường An
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Trên đây là phần nội dung bài lịch sử tớ đã làm, tổng hợp từ các bạn và thêm thắt tí chút :cuoi9:
Mãi đến tối qua tớ mới giở sách ra và gần xỉu khi phát hiện ra 1 số chỗ hok phải cổ đại mà là phong kiến
Mọi người xem và bàn nhau nên bỏ chỗ nào nhé
Trên này tớ hok post đc hình nên ai muốn có bản full thỳ pm nick yh tớ nhé
:cuoi9:
♥♥pinochio♥♥- Controler
- Posts : 178
Points : 304
Thanked : 1
Join date : 2010-08-24
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
thế này thì biết thế nào mà lần @.@
khó wa
bh lại còn fai đi xem lại từng cái 1
tra lại trên mạng àh
mệt thệt
khó wa
bh lại còn fai đi xem lại từng cái 1
tra lại trên mạng àh
mệt thệt
:xDu*AxJk:x- 10B10 Member
- Posts : 217
Points : 540
Thanked : 9
Join date : 2010-08-30
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
ôi ngại wa
mà mìh đọc lên bọn nó k fat hiện ra đâu
chỉ sợ cô trừ điểm thuo
mà mìh đọc lên bọn nó k fat hiện ra đâu
chỉ sợ cô trừ điểm thuo
:xDu*AxJk:x- 10B10 Member
- Posts : 217
Points : 540
Thanked : 9
Join date : 2010-08-30
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
Trình bày lại cho dễ nhìn 1 tí đê Tâm ơi :cuoi21:
Chi chít thế kia ai mà có kiên nhẫn để mà ngồi đọc được :cuoi21:
Tớ sửa ling tinh 1 số mục cho nó rõ lên thử rồi :cuoi3:
Chưa đọc hết nên ko hiểu sửa sai thì đừng cạp nhớ :cuoi21: :cuoi21: :cuoi21: :cuoi21:
Chi chít thế kia ai mà có kiên nhẫn để mà ngồi đọc được :cuoi21:
Tớ sửa ling tinh 1 số mục cho nó rõ lên thử rồi :cuoi3:
Chưa đọc hết nên ko hiểu sửa sai thì đừng cạp nhớ :cuoi21: :cuoi21: :cuoi21: :cuoi21:
Mr.KL- Posts : 357
Points : 3579
Thanked : 150
Join date : 2010-08-23
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
uầy
đọc mà thấy sợ
thế ấy làm bản tóm tắt trình bày trước lớp chưa
đọc mà thấy sợ
thế ấy làm bản tóm tắt trình bày trước lớp chưa
kanhkutkoy- 10B10 Member
- Posts : 173
Points : 555
Thanked : 106
Join date : 2010-08-30
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
Bản tóm tắt thỳ bạn Ngọc sẽ làm rùi trình bày trc lớp
♥♥pinochio♥♥- Controler
- Posts : 178
Points : 304
Thanked : 1
Join date : 2010-08-24
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
=)) các bạn ơi thế còn cái vụ in ấn thì ntn nhỉ >?
meo_beo- Moderator
- Posts : 131
Points : 163
Thanked : 0
Join date : 2010-08-30
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
vụ in ấn đã có bạn tổ trưởng lo r
t muốn hỏi í kiến mọi ng 1 tí
bạn dương trang (kai bạn ngồi kanh t í ) t2 này sẽ chuyển sang tổ 4 , bạn í có tham ja vào làm tập san k thì t k bít . có cho bạn í vào danh sách k , hay là để bạn í sang làm cùng tổ 4
t muốn hỏi í kiến mọi ng 1 tí
bạn dương trang (kai bạn ngồi kanh t í ) t2 này sẽ chuyển sang tổ 4 , bạn í có tham ja vào làm tập san k thì t k bít . có cho bạn í vào danh sách k , hay là để bạn í sang làm cùng tổ 4
:xDu*AxJk:x- 10B10 Member
- Posts : 217
Points : 540
Thanked : 9
Join date : 2010-08-30
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
cái đấy thì bạn ý đã xin cô chưa nếu chưa xin mà thứ 2 vẫn ngồi ở tổ mjk thì sao
kanhkutkoy- 10B10 Member
- Posts : 173
Points : 555
Thanked : 106
Join date : 2010-08-30
Age : 29
Re: [Tổ 2]Bài lịch sử đây (mới chỉ có phần nội dung thôy nhé)
Hình như bạn ý đã xin vs cô rồi
♥♥pinochio♥♥- Controler
- Posts : 178
Points : 304
Thanked : 1
Join date : 2010-08-24
Age : 29
Similar topics
» [Thông Báo] Lịch Tổng Duyệt lần Cuối Và Lịch Diễn Kịch !
» [Tổ 2] Lịch sử đi ~
» [Tổ 3] Bài tập lịch sử [lần 1]
» lý lịch xuyên lug tug cua kah kut
» Lý lịch của yubinsub
» [Tổ 2] Lịch sử đi ~
» [Tổ 3] Bài tập lịch sử [lần 1]
» lý lịch xuyên lug tug cua kah kut
» Lý lịch của yubinsub
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum